Tuyến đường sắt Tuyến_đường_sắt_Kalka–Shimla

Nhà ga

Tuyến đường sắt uốn lượn từ đồ cao 656 mét (2.152 ft) ở Kalka tại chân Các đồi Sivalik, qua Dharampur, Solan, Kandaghat, Taradevi, Barog, Salogra, Totu (Jutogh) và Summerhill trước khi kết thúc tại Shimla ở độ cao 2.075 mét (6.808 ft).[7] Ban đầu nó sử dụng ray 42 lb/yd (20,8 kg/m) trước khi được thay thế bằng ray 60 lb/yd (29,8 kg/m). Sau đây là các ga xe lửa mà tuyến đường sắt đi qua:

  • Kalka (0 km, 656 mét so với mực nước biển): Tên của nó bắt nguồn từ đền Kali Mata nằm ở cuối Shimla. Tại nhà ga này có một đầu máy diesel cùng với một xưởng để bảo trì và sửa chữa động cơ, toa xe của tuyến Kalka-Shimla.[13]
  • Taksal (5,69 km, 806 mét so với mực nước biển).[13]
  • Gumman (10,41 km, 940 mét so với mực nước biển): Là một nhà ga xe lửa cô lập nằm ở đồi Kasauli.
  • Koti (16,23 km, 1,098 mét so với mực nước biển): Là một nhà ga thường xuyên có sự góp mặt của các loài động vật hoang dã. Gần đó có đường hầm dài thứ hai của tuyến với 693,72 mét. Vào tháng 8 năm 2007, một trận mưa lớn đã cuốn trôi một phần của nhà ga và đường ray.
  • Sonwara (26 km, 1.334 mét so với mực nước biển): Nhà ga phục vụ cho khu dân cư Sanawar gần đó. Gần nhà ga này là cây cầu dài nhất tuyến với 97,40 mét và cao 19,31 mét.
  • Dharampur (32,14 km, 1,469 mét so với mực nước biển): Nhà ga xe lửa này cách Kasauli 13 km. Tại đây có Engineer’s Bungalow là nơi ở của các kỹ sư phụ trách một phần của tuyến cho đến năm 1960 khi nó được chuyển đổi thành Viện An toàn Đường sắt phía Bắc.
  • Kumarhati Dagshai (39 km, 1.579 mét so với mực nước biển): Trạm cô lập này phục vụ cho khu quân sự Dagshai.
  • Barog (42,14 km, 1,531 mét so với mực nước biển): Nhà ga được đặt theo tên của Đại tá S. Barog, người phụ trách xây dựng đường hầm đầu tiên của tuyến nhưng không thành công. Nằm gần nhà ga về phía Kalka là đường hầm dài nhất tuyến với 1.143,61 mét.
  • Solan (46,10 km, 1.429 mét so với mực nước biển): Viện nghiên cứu quốc gia về trồng nấm và Đại học Nông nghiệp Solan nằm gần đó.
  • Salogra (52,70 km, 1.509 mét so với mực nước biển).[13]
  • Kandaghat (58,24 km, 1.433 mét so với mực nước biển). Tại đây có cầu vòm cao dài 32 mét.[13]
  • Kanoh (69,42 km, 1.647 mét so với mực nước biển). Tại đây có cầu vòm cao nhất tuyến với 23 mét và dài 54,8 mét.[13]
  • Kathleeghat (72,23 km, 1.701 mét so với mực nước biển).[13]
  • Shoghi (77,81 km, 1.832 mét so với mực nước biển).[13]
  • Taradevi (84,64 km, 1.936 mét so với mực nước biển): Nhà ga bắt nguồn từ Mata Tara Devi. Đền thờ Sankat Mochan và Tara Devi nằm gần nhà ga. Tại đây về phía Shimla có đường hầm dài thứ ba của tuyến với 992 mét.[13]
  • Jutogh (89,41 km, 1.958 mét so với mực nước biển): Đây là nhà ga ngoại ô Shimla, phục vụ cho khu quân sự Jutogh.[13]
  • Summer Hill (92,93 km, 2.042 mét so với mực nước biển): Trạm ngoại ô Shimla này ban đầu phục vụ Viceregal Lodge Nhà nghỉ Tổng trấn. Gần đó là đại học Himachal Pradesh.[13]
  • Shimla (95,60 km, 2.075 mét so với mực nước biển).[7][13]
  • Một đoàn tàu khổ hẹp đang đỗ ở ga xe lửa Shimla
  • Barog
  • Solan
  • Shimla

Cầu, cầu cạn và đường hầm

Toàn bộ tuyến đường sắt băng qua 988 cầu và cầu cạn với độ dốc 1 in 33, hoặc 3%. Ngoài ra là có 918 tuyến đường cong, với khúc cua lớn nhất là 48 độ (bán kính 122,93 foot hoặc 37,47 m). Cây cầu có kiến trúc phức tạp nhất là cầu số 226 bắc qua một thung lũng sâu đòi hỏi phải được xây dựng theo năm tầng vòm với mỗi tầng vòm được xây dựng bằng đá riêng rẽ.

Có tổng cộng 107 đường hầm được xây dựng ban đầu nhưng do sạt lở nên chỉ còn có 102 đường hầm được sử dụng. Việc xây dựng đường hầm số 33 được giao cho Đại tá S. Barog.[14] Ông đã quyết định đào đường hầm từ hai đầu nhưng đã tính toán sai và không gặp nhau ở giữa. S. Barog bị phạt tượng trưng 1 rupee vì lãng phí tiền của. Không thể chịu đựng được sự sỉ nhục, Barog đã quẫn trí và tự sát gần đường hầm. Một số báo cáo nói rằng, ông đã bắn chết con chó của mình trước khi tự bắn mình. Ông được chôn cất gần lối vào đường hầm thất bại của mình. Đường hầm số 33 mới được xây dựng bởi kỹ sư trưởng HS Harington với sự giúp đỡ của khổ tu Bhalku đến từ làng Jhajja gần Chail. Bhalku đã sử dụng cây trượng gỗ dài để căn chỉnh chính xác. Với chiều dài 1.143 mét, đây là đường hầm dài nhất trên tuyến. Nó được gọi là đường hầm Barog mặc dù nó hoàn toàn khác với đường hầm thất bại trước đó. Thị trấn nhỏ gần đó được đặt là Barog theo tên của Đại tá quá cố.

  • Băng qua một cây cầu
  • Đường hầm gần Solan
  • Đường hầm gần Jutogh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyến_đường_sắt_Kalka–Shimla http://www.hindu.com/thehindu/holnus/0042007081303... http://www.indianadventureportal.com/trains/kalka-... http://timesofindia.indiatimes.com/india/109-year-... http://www.thehindubusinessline.com/2008/07/09/sto... http://www.tribuneindia.com/2003/20031104/himachal... http://www.tribuneindia.com/2003/20031108/windows/... http://shodhganga.inflibnet.ac.in/bitstream/10603/... http://www.nr.indianrailways.gov.in/KSR/1.pdf http://www.nr.indianrailways.gov.in/KSR/11.pdf http://www.nr.indianrailways.gov.in/KSR/6.pdf